Lịch sử Khe_Sanh

Khe Sanh có một vị trí chiến lược rất quan trọng trong chiến tranh, vì thế quân đội Mỹ đã thiết lập căn cứ Khe Sanh (tại Khe Sanh) với kỳ vọng sẽ ngăn chặn được sự chi viện từ miền Bắc vào miền Nam của Quân đội Nhân dân Việt Nam và sẽ cắt được đường mòn Hồ Chí Minh. Khe Sanh nằm trong một Thung lũng đất đỏ cao hơn mặt nước biển 400 m. Năm 1965-1966, Quân đội MỹQuân lực Việt Nam Cộng hòa đã xây dựng Khe Sanh thành cứ điểm lớn nhất trong tuyến phòng thủ đường 9. Đây là một trong ba "mắt thần" (Khe Sanh, Làng VâyTà Cơn) của hàng rào điện tử McNamara.

Khe Sanh được biết đến nhiều qua thời kỳ chiến tranh Việt Nam, ở đây có Hàng rào điện tử MCNamara, chiến dịch đường 9-khe sanh: Địa danh này được biết đến với hệ thống hàng rào điện tử McNamara- hệ thống các phương tiện điện tử phát hiện các thâm nhập được quân đội Mỹ sử dụng dọc theo khu phi quân sự ở Vĩ tuyến 17đường mòn Hồ Chí Minh như một biện pháp trinh sát mặt đất. Nhằm phát hiện các hoạt động vận chuyển của quân đội nhân dân Việt Nam lưu thông qua khu vực này trong thời kỳ chiến tranh Việt Nam. Tuy nhiên công trình đã phá sản từ sau năm 1968, sau khi quân đội nhân dân Việt Nam mở cuộc Tổng tiến công Mậu Thân và cuộc tấn công căn cứ khe Sanh

Xác máy bay Mỹ bị bắn rơi ở Khe Sanh

Đặc biệt ghi dấu ở vùng đất này chính là Trận Khe Sanh: hay còn gọi là chiến dịch đường 9-khe sanh kéo dài 4 đợt chính (căn cứ theo lịch sử Việt Nam)

  • Đợt 1 (20/1-07/02) Quân đội nhân dân Việt Nam diệt cứ điểm Làng Vây (một cứ điểm của quân đội Mỹ đóng tại địa bàn Khe Sanh) và được biết đến là trận Làng Vây
  • Đợt 2 (08/02-31/03): Chiến dịch phát triển vây lấn và tấn công vào căn cứ Khe Sanh. Đánh chặn một số trận khác chặn lực lượng Mỹ ứng cứu cho Khe Sanh
  • Đợt 3 (01/4-30/4): đánh quân Mỹ ứng cứu, giải tỏa các khu vực lân cận, triệt phá giao thông trên đường 9.
  • Đợt 4 (08/5-15/07): Chặn đánh quân đội Mỹ rút chạy khỏi Khe Sanh.

Theo đánh giá thì mục đích chủ yếu của Quân đội Nhân dân Việt Nam khi tiến đánh vào Khe Sanh nhằm đánh lạc hướng cho các hướng tiến công chính trong chiến dịch tết mậu thân 1968, vì vị trí của Khe Sanh là điểm neo của quân đội Mỹ trong đợt uy hiếm đường Hồ Chí Minh và bảo vệ vùng chiến thuật. Đây là trung tâm chỉ huy của hàng rào điện tử MCNamara. Khe Sanh được MỸ xây dựng một tập đoàn phòng thủ khá mạnh, kiên cố, đan xen nhau. Gồm cứ điểm Làng Vây, chi khu Hướng Hoa, cụm cứ điểm phòng ngự sân bay Tà Cơn.

Trận đánh Khe Sanh được xem như là “Trận điện Biên Phủ thứ 2” có khả năng thay đổi cuộc chiến tranh tại Việt Nam, cơ bản vì hai trận đánh có nhiều điểm tương đồng nhau:

  • Khe Sanh và Điện Biên Phủ đều tiếp giáp với biên giới Việt-Lào, địa hình hiểm trở.
  • Về tính chất thì cả hai tận đều thu hút được tâm điểm của báo chí nước ngoài, gây sức ép cho đối phương.

Trong truyền thông quốc tế thì Khe Sanh là một địa điểm được nhắc đến trong một vài bài hát Việt Nam và cũng là tựa đề của một bài hát về những đắng cay mà lính Úc đã phải chịu đựng ở khu quân sự này của nhóm nhạc rock Cold Chisel (dù đã có rất ít binh lính nước này tham chiến tại Khe Sanh suốt trong thời gian họ ở Việt Nam). Trong bài diễn văn tại lễ nhậm chức ngày 20/1/2009, Tổng thống Mỹ Obama cũng đã nhắc đến Khe Sanh như một hành động vinh danh những người Mỹ hy sinh vì nước.